Hãy luôn nói về những điều này trong nội dung của bạn
- Niềm Tin
- Lời Từ Chối
- Câu Chuyện
Và sau đó đưa ra lời chào hàng. 😎🤙
Các loại nội dung mang lại Traffic Tự Nhiên
- Bài đăng cá nhân
- Bài đăng giá trị
- Bài đăng thay đổi niềm tin
- Bài đăng chuyển hóa
- Bài đăng 2 bước
- Bài đăng kêu gọi hành động gián tiếp
- Bài đăng kêu gọi hành động trực tiếp
- Bài đăng kết quả
- Bài đăng kể chuyện
- Bài đăng Livestream
- Bài đăng tạo xung đột
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO NỘI DUNG CỦA BẠN
Để giúp bạn tạo ra tất cả các loại nội dung, dưới đây là những phân tích chi tiết và cụ thể giúp bạn có một bài đăng hiệu quả.
BÀI ĐĂNG CÁ NHÂN
Chia sẻ điều gì đó về bạn khiến bạn trở nên độc đáo, có thể là một quan điểm, một câu chuyện hoặc một bí mật thú vị sâu sắc về cuộc sống / mục tiêu / sứ mệnh của bạn / hoặc bất cứ điều gì.
Chia sẻ điều gì đó về tính cách của bạn là một trong những cách tốt nhất để khiến mọi người biết, thích và tin tưởng bạn. Nó cũng khiến cho họ nhớ bạn và có thể giúp bắt đầu kết nối với ai đó.
Ví dụ: Khi tôi còn nhỏ, tôi rất nhút nhát và sống nội tâm. Tôi thường dành phần lớn thời gian ở một mình để đọc sách hoặc chơi trò chơi điện tử. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi đã dần đánh giá cao sức mạnh của sự kết nối. Bây giờ, tôi thích làm quen với những người mới.
Chia sẻ điều gì đó cá nhân về bản thân cũng là một trong những cách tốt nhất để khiến khán giả cởi mở và kết nối với bạn. Họ sẽ cảm thấy như họ thực sự biết bạn, điều này sẽ truyền cảm hứng cho họ theo dõi bạn, chia sẻ nội dung của bạn và mua hàng từ bạn.
Mọi người luôn nhớ những câu chuyện tuyệt vời bởi vì cuộc đời là một bữa tiệc. Người mà được mọi người nhớ nhất là những người kể chuyện kèm theo những góc nhìn của riêng họ và cá tính của họ được đưa vào câu chuyện.
Cách bạn sắp xếp các điểm nhấn trong cuộc đời của bạn có thể xác định bạn là ai và đó là một phần cơ bản của con người.
Hãy viết thật cụ thể, kể chuyện trong bài viết của bạn và thể hiện tính cách của bạn vào trong đó.
Chuẩn Bị
- Viết ra cấu trúc cụ thể câu chuyện mà bạn muốn chia sẻ về bản thân của bạn.
- Viết lại nó và thêm tính cách cá nhân của bạn vào (làm cho bạn tỏa sáng hơn!)
Cấu trúc
- Tiêu đề (liên quan đến quan điểm của bạn)
- 3-4 câu cực kỳ cụ thể về câu chuyện của bạn (với cá tính của bạn được thêm vào đó!)
- 1-2 câu về những gì bạn học được hoặc nhận ra
- Câu nói truyền cảm hứng.
BÀI ĐĂNG GIÁ TRỊ
Bài Đăng Giá Trị — Phá vỡ những niềm tin giới hạn, xử lý từ chối hoặc nội dung mà những người khác phải trả rất nhiều tiền để được truy cập.
- Những vấn đề bạn từng gặp phải là gì?
- Những vấn đề / sai lầm mà bạn thấy nhiều khách hàng tiềm năng / khách hàng bạn gặp phải là gì?
- Các chủ đề mà ngách của bạn yêu thích. Hãy tìm kiếm những video có nhiều lượt xem nhất.
Cấu Trúc
- Tiêu đề hữu hình. Ví dụ: "Cách thức để có được 15 cuộc hẹn chất lượng một ngày".
- 1 vấn đề chính mà bạn muốn giải quyết (đừng quá nhiều)
- 1 kết quả cụ thể mà mọi người sẽ có được
- Làm thế nào mọi người có thể giải quyết điều đó? (3 bước, 3 thủ thuật, 3 mẹo...)
- Kết thúc: Câu nói truyền cảm hứng để mọi người hành động
BÀI ĐĂNG THAY ĐỔI NIỀM TIN
Làm Thế Nào Để Tạo Ra Nội Dung Thay Đổi Niềm Tin
- Vấn đề, triệu chứng hay tình huống. Triệu chứng cần phải thật chi tiết. Tình huống còn phải chi tiết hơn nữa.
- Hiểu rõ nguyên nhân gây ra điều đó (dành 80-90% của bài đăng cho mục #2 & mục #3)
- Hiểu rõ cách thức giải quyết nó (dành 80-90% của bài đăng cho mục #2 & mục #3)
- Bối cảnh — Nếu có vấn đề hoặc tình huống, hãy liên hệ nó với vấn đề lớn nhất bạn giải quyết
- Câu nói truyền cảm hứng (hoặc kêu gọi hành động). *Chỉ kêu gọi hành động cho một lời chào hàng nhỏ, và chỉ dành 20% bài đăng của bạn cho việc đó.
Bạn nên dành 80-90% cho mục #2 & mục #3.
- Vấn đề/ Triệu chứng/ Tình huống — Chia sẻ một hoặc nhiều hiểu biết sâu sắc về những gì thực sự gây ra vấn đề/ triệu chứng/ tình huống, và làm thế nào để chữa lành/ thay đổi/ giải quyết nó. Điều đó cho phép độc giả lướt qua nó một cách dễ dàng và không cảm thấy nó dài, bởi vì cả bài viết chỉ đề cập đến một ý tưởng.*MẸO - đối với các bài đăng trên mạng xã hội, hãy đưa ra càng nhiều thông tin CỤ THỂ, RÕ RÀNG trước phần "Xem thêm" càng tốt.
- Hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề — Nguyên nhân chính là nguồn gốc khiến vấn đề phát sinh và tiếp diễn. Muốn giải quyết vấn đề, cách duy nhất là phải loại trừ / chấm dứt nguyên nhân. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề thực sự mang tính quyết định.Lưu ý rằng, nguyên nhân mà tôi đề cập ở đây là những nguyên nhân gốc rễ / nguyên nhân khởi điểm (nơi phát sinh ra các nguyên nhân trung gian trước khi vấn đề được bộc lộ ra ngoài).Đảm bảo những thông tin bạn chia sẻ và cách chia sẻ của bạn phải sâu sắc và đầy đủ. Đừng khiến người đọc hoang mang, nghi ngờ hay có bất cứ vấn đề gì trong phần trình bày của bạn. Chia sẻ những thông tin sâu sắc trong bài đăng của bạn.
- Hiểu rõ cách thức giải quyết nó — Hoàn hảo nhất là hãy nói cho họ biết những gì bạn chia sẻ KHÁC BIỆT như thế nào so với những điều lầm tưởng của đám đông hoặc những gì trước đây họ đã làm để giải quyết vấn đề này (đó là điều tạo nên sự "thay đổi niềm tin").Đó là một nội dung trái ngược, có thể khiến họ bối rối. “Điều bạn đã nghe là không đúng” là thứ luôn thu hút được sự chú ý.
- Bối Cảnh — Kết nối mọi thứ với nhau và liên kết lại vấn đề hoặc kết quả tổng thể… Nghĩa là cách khắc phục triệu chứng hoặc tình huống để giúp họ đạt được kết quả chung (điểm B trong lời chào hàng của bạn), kết quả trông như thế nào, mất bao lâu...
- Kêu Gọi Hành Động — Gợi ý họ NHẮN TIN với bạn để biết bước tiếp theo họ cần làm.
- Bạn có 2 lựa chọn ở đây:
- Cách tiếp cận nhẹ nhàng - mời họ đăng ký sự kiện, tham gia nhóm FB, download tài liệu…
- Tiếp cận trực tiếp - Chia sẻ với họ về chương trình và lời chào hàng của bạn.
- Mẫu Kêu Gọi Hành Động Cho Chương Trình.Ví dụ:Trong chương trình 3 ngày [thời lượng] này, [chủ đề bài đăng của bạn] là một phần chính mà tôi giúp các chủ doanh nghiệp [đối tượng khách hàng] đi từ [Điểm A] đến [Điểm B]. Chúng tôi đồng thời cũng sẽ chia sẻ về [nội dung KHÔNG chia sẻ trong bài đăng cụ thể này]. Hãy NHẮN TIN cho tôi nếu bạn quan tâm và chúng ta sẽ thảo luận xem nó có phù hợp với bạn không…
*MẸO:
- Bài viết dạng này cần có sự kết hợp giữa Vấn đề, Triệu chứng và Tình huống.
- Thường bài viết trên Facebook là 500-1000 từ, trên Instagram là 400 từ.
- Đừng nói "Hãy nhắn tin cho tôi để tìm hiểu cách thức làm thế nào". Điều đó sẽ khiến những người đã thử vài cách trước kia không muốn tiếp tục thử nữa. Hãy nói với họ chính xác TẠI SAO họ nên nhắn tin cho bạn và giải thích nó trước.
Chuẩn Bị:
- Thông điệp chính của bạn là gì / cơ hội chính để bạn đưa khách hàng đến mục tiêu của họ? (ví dụ: Traffic tự nhiên để đạt 2 tỷ/năm, không cần nhịn ăn để giảm cân…)
- Những sai lầm thường gặp là gì… Hoặc họ đang nghĩ điều gì cần làm nhưng thật ra lại không nên làm mà họ không biết? (ví dụ: quảng cáo, quá nhiều năng lượng…)
- Tiêu đề bao gồm: "Đây là cách làm thế nào để đạt được mục tiêu X mà không cần phải (nỗi đau của họ, hoặc những gì họ đang nghĩ là cần thiết phải làm; ví dụ như phải tốn rất nhiều tiền quảng cáo…)
- Đâu là 1-3 bí quyết để đạt được mục tiêu của họ trong cơ hội chính mà bạn muốn giới thiệu với họ? (ví dụ: 3 bí quyết để tạo ra $30K/tháng với Traffic tự nhiên)
Cấu Trúc
- Tiêu đề
- 3-4 câu với niềm tin thất bại hoặc sai lầm mà bạn đã trải qua hoặc khách hàng đang mắc phải
- 1-2 câu về cơ hội chính của bạn để đạt được mục tiêu X thay vì…
- 3 mẹo để triển khai cơ hội chính đó
- Bằng chứng về kết quả bạn đạt được… và khi nào bạn đạt được điều đó.
- Câu nói truyền cảm hứng
BÀI ĐĂNG CHUYỂN HÓA
Phải Làm
- Chuyển hóa PHẢI là về những trắc trở vs kết quả mà khách hàng mong muốn (không phải những chuyển hóa ngẫu nhiên hoặc không liên quan)
- Nếu bạn chưa có những kết quả "khủng", hãy chia sẻ những bước nhỏ (ví dụ "Tôi đã gặp khó khăn như thế nào để có được khách hàng $5K đầu tiên trong 30 ngày" / "Tôi đã đi từ 0 đến việc tạo ra $10K/tháng như thế nào")
- Viết câu đơn giản. Tránh các đoạn văn dài. Hãy nói chuyện giống như bạn nói chuyện với một đứa trẻ 5 tuổi.
- Tạo một hình ảnh rõ ràng về con người cũ so với con người mới của bạn (Nên có các hình ảnh so sánh)
Quy Trình Từng Bước
- Xác định rõ ràng bạn sẽ đăng bài này ở nhóm nào
- Điều gì mọi người thực sự muốn đạt được trong những nhóm này? (Đừng suy nghĩ nhiều quá. Ví dụ: những người kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo muốn đạt được $10K đến $100K/tháng)
- Viết ra một cách rõ ràng kết quả cuối cùng mà khách hàng của bạn mong muốn (Ví dụ: Thu được $5K / ngày trong công việc đào tạo ngay hôm nay!)
- Viết ra 3-4 điều bạn gặp khó khăn.
- Viết ra 5-6 kết quả nhỏ và lớn bạn đã đạt được liên quan đến kết quả cuối cùng (Ví dụ: Bạn đã đầu tư một chương trình $10K, bạn làm việc với 5+ khách hàng, bạn đạt được 10K/tháng…)
Cấu Trúc
- Tiêu đề
- 3 câu nói về việc bạn gặp phải khó khăn gì.
- 4-5 câu về bạn tại thời điểm hiện tại
- 1 hoặc 3 bước giúp bạn có được những gì bạn có ngày hôm nay (hãy trung thực và đừng copy giá trị của người khác)
- Câu nói truyền cảm hứng phù hợp với những điều bạn chia sẻ.
** Thêm lời cảm ơn đến người chủ nhóm đó nếu bạn chia sẻ trong một nhóm cộng đồng khác.*
** Bây giờ, hãy viết chúng thành các gạch đầu dòng.*
BÀI ĐĂNG 2 BƯỚC
Chuẩn Bị
- Tài liệu (có thể lấy tài liệu từ một chương trình của bạn hoặc tạo ra một tài liệu giá trị cao nào đó)
- Kết quả hữu hình
Tài Liệu
- Video (một chương trình đào tạo dài hoặc một video đào tạo ngắn)
- File chia sẻ trên Google Drive (hãy đảm bảo file của bạn được thiết lập cho phép xem)
Chiến Lược
- Đăng bài đăng 2 bước này trên Facebook cá nhân và trong nhóm của bạn (nếu có)
- Gửi tài liệu cho mọi người
- Bắt đầu trò chuyện với họ
- Like và trả lời tất cả mọi người rằng "Tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn qua tin nhắn, bạn nhớ kiểm tra nhé!"
BÀI ĐĂNG KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG GIÁN TIẾP
Bài Đăng Kêu Gọi Hành Động Gián Tiếp — Chương trình đào tạo miễn phí, webinar miễn phí hoặc buổi đào tạo trực tiếp.
BÀI ĐĂNG KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG TRỰC TIẾP
Bạn có muốn làm việc với tôi? Bạn muốn tôi giúp đỡ bạn chứ?
Cấu Trúc
- Có câu mở đầu hấp dẫn
- Cá nhân hóa cho phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn
- Viết một cách đơn giản dễ hiểu
- Viết ngắn gọn (3-4 dòng)
- Hỏi những câu hỏi đơn giản, gọi đích danh nhân dạng khách hàng tiềm năng
- Nói rõ tại sao việc kêu gọi hành động của bạn mang lại lợi ích
- Kết thúc bằng một yêu cầu rõ ràng.
BÀI ĐĂNG KẾT QUẢ
Chia sẻ chiến thắng của khách hàng hoặc của cá nhân.
Cấu Trúc
- Hình ảnh trước và sau (hoặc hình ảnh chiến thắng / kết quả cuối cùng)
- Nếu là ảnh, hãy làm nổi bật chỗ quan trọng trên ảnh
- Che tên, hình ảnh của khách hàng (trừ phi họ đồng ý cho hiển thị)
- Viết một cách đơn giản dễ hiểu
- Viết ngắn gọn (3-4 dòng)
- Nói rõ tại sao việc kêu gọi hành động của bạn mang lại lợi ích
- Kết thúc với một lời CHÚC MỪNG hoặc “ĐÓ LÀ CÁCH MỌI CHUYỆN DIỄN RA”.
BÀI ĐĂNG KỂ CHUYỆN
Có thể kết hợp với bất cứ loại nào phía trên.
Việc viết ra câu chuyện cuộc đời mình đã giúp tôi hiểu bản thân mình hơn và giúp tôi đánh giá cao hơn về hành trình mà tôi trải qua. Nó cũng giúp tôi nhận thức rõ hơn về những lựa chọn mà tôi đưa ra và chúng có thể ảnh hưởng đến tương lai của tôi như thế nào. Viết ra câu chuyện cuộc đời mình là một trải nghiệm vô giá.
Khoảng 500 nghìn năm trước, trước khi tổ tiên của chúng ta biết đứng bằng hai chân hoặc sử dụng các công cụ bằng đá, họ đã bắt đầu kể những câu chuyện. Trong một thiên niên kỷ tiếp theo, chúng ta phát triển thành con người hiện đại, tiếp tục nói và viết. Chúng ta là những người kể chuyện bẩm sinh.
Mọi người sắp xếp các sự kiện cuộc đời họ thành những câu chuyện trong tâm trí họ. Những câu chuyện nội tâm này thúc đẩy và định hình cách chúng ta hiểu và tương tác với thế giới. Ý thức về cuộc sống của chúng ta giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa và mục đích, định hướng các mối quan hệ và tăng cường hạnh phúc.
Các câu chuyện cũng là nền tảng cho những sáng tạo giá trị nhất của nhân loại về tôn giáo, triết học, hệ thống luật pháp và các tác phẩm nghệ thuật. Những câu chuyện mang đến cho chúng ta một lăng kính, qua đó chúng ta có thể xem xét quá khứ, hiện tại và tương lai của mình, để cân nhắc xem chúng ta hiện tại là ai - so với chúng ta đã từng hoặc có thể là ai.
"Chúng ta luôn tự kể những câu chuyện cho mình, dù đó là nhớ lại chuyến đi làm buổi sáng hay tưởng tượng cảm giác sẽ như thế nào khi chạy bộ cùng với người kế bên”. Vậy, câu chuyện của bạn là gì?
Cấu Trúc Cơ Bản
- Kể một câu chuyện
- Đưa ra luận điểm
- Truyền cảm hứng
Cấu trúc H.I.P.I.
- Hook (Lưỡi câu) — Đầu tiên, hãy thu hút sự chú ý của họ bằng một câu mở đầu hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ điều gì đó trong bài đăng giá trị, làm cho họ muốn đọc tiếp.
- Interest (Quan tâm) — Thứ hai, bạn phải khiến họ quan tâm. Nếu không thì tại sao họ phải đọc toàn bộ email của bạn!
- Parable (Câu chuyện) — Thứ ba, hãy kể một câu chuyện hoặc nói về điều gì đó thú vị. Việc này nghe có vẻ khó nhưng thật ra lại khá dễ dàng. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một quán cà phê, ngồi bên cạnh một khách hàng tiềm năng. Bạn nói: “Anh sẽ không bao giờ tin được những gì đã xảy ra với tôi vào hôm đó...". Sau đó, khách hàng tiềm năng sẽ muốn biết thêm về những gì bạn sắp nói.
- Inspire (Truyền cảm hứng) — Cuối cùng là câu nói truyền cảm hứng liên quan tới câu chuyện mà bạn chia sẻ.
BÀI ĐĂNG LIVESTREAM
Chuẩn Bị
- Bình luận về những sai lầm bạn nhận thấy ở các khách hàng của bạn.
- Ý tưởng trên YouTube? (nghiên cứu trên YouTube xem video nào có lượng xem / thích cao nhất)
- Thêm tiêu đề khi bạn LIVE!
Phải Làm
- Viết xuống 1-4 gạch đầu dòng các bước / mẹo / thủ thuật…
- Thêm tiêu đề khi LIVE!
- LIVE!
- Bắt đầu Live giống như khi bạn quay video, mọi người sẽ vào xem.
BÀI ĐĂNG TẠO XUNG ĐỘT
Việc tạo ra sự xung đột có thể hữu ích trên mạng xã hội.
Khi bạn tạo ra sự xung đột, bạn có thể gây sự náo loạn. Đó không phải điều tốt khi bạn làm những việc bình thường nhưng nó có thể là một cách tốt để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Khi bạn tạo ra sự xung đột, bạn có thể khiến cho mọi người nói về bạn, thương hiệu của bạn và lời chào hàng của bạn.
Khi bạn tạo sự xung đột, việc đó có thể khiến kết quả của bạn tốt hơn hoặc tệ hơn. Hãy làm theo một số cách dưới đây nếu bạn muốn sử dụng cách này để thu hút sự chú ý trên online:
- Thu hút khán giả bằng cách tạo ra sự tranh cãi
- Hãy sáng tạo với những phản hồi tiêu cực
- Đưa ra những câu tuyên bố công khai
Một số ví dụ:
Điều Gì Xảy Ra - Nếu…
Đặt một câu hỏi trên mạng xã hội để bắt đầu cuộc trò chuyện. Ví dụ: "Điều gì xảy ra nếu chúng ta thoát khỏi đói nghèo? Thế giới này có thể trở nên tốt đẹp hơn?"
Tuyên Bố Gây Tranh Cãi
Hãy viết một tuyên bố khiến mọi người tranh cãi. Ví dụ: "Tôi không tin có người nghèo và người giàu. Chỉ có người có lựa chọn mà thôi."
Bài Tranh Luận
Đăng một cái gì đó để tranh luận. Ví dụ: "Bạn sống theo nguyên tắc như thế nào trên mạng xã hội?" hoặc "Thương hiệu cá nhân của bạn có bao gồm gia đình của bạn?"
Bài Công Kích
Chỉ trích những phương thức cạnh tranh hoặc xu hướng của ngành. Ví dụ: "Tại sao chúng ta phải tuân theo tất cả những nguyên tắc vớ vẩn trên mạng xã hội?" hoặc "Ngành thực phẩm đã lừa dối chúng ta về việc chúng ta nên ăn món gì".
Bài Dự Đoán
Đưa ra dự đoán về những gì diễn ra trong ngành hoặc thế giới nói chung. Ví dụ: "Twitter sẽ được Google mua lại trong năm năm tới".
Bài Phản Ứng
Phản ứng của bạn về điều gì đó diễn ra trong ngành. Ví dụ: "Bạn có thể tin điều này diễn ra với kênh YouTube XYZ tối qua?” hoặc "Tôi không thể tin được Trần Mạnh Đức lại chia sẻ toàn bộ mọi thứ hoàn toàn miễn phí để giúp mọi người kiếm được $10K/tháng?"
Chia Sẻ Bài Đăng Phản Ứng
Chia sẻ / nhúng một video / bài viết về phản ứng của một ai đó về điều gì đó diễn ra trong ngành của bạn. Ví dụ: "Hãy xem các khách hàng tiềm năng này đã hồi hộp như thế nào cho đến khi mức giá giảm xuống!"
Mỗi bài đăng xung đột như trên đều có khả năng bắt đầu cuộc nói chuyện. Càng nhiều người nói về bạn, họ càng biết về bạn và thương hiệu của bạn. Hãy đảm bảo bạn theo dõi chủ đề đó và chia sẻ giá trị để khiến mọi người tiếp tục nói chuyện.
NHỮNG TÀI LIỆU / SÁCH GỢI Ý
Sách — Save The Cat! — Blake Snyder
Sách — Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng (10 Bí Mật Không Ai Nói Với Bạn Về Sáng Tạo) — Austin Kleon
Sách — The Copywriting Bible — by Josh Fechter
Sách — Ai Rồi Cũng Viết — Ann Handley
Sách — Quảng cáo theo phong cách Ogilvy— David Ogilvy
Sách — Phương Pháp Quảng Cáo Thực Nghiệm — John Caples
- Ăn cắp như một nghệ sĩ - Không có bất cứ thứ gì gọi là nguồn cả, hãy học từ những người ảnh hưởng, hãy học từ nhiều nguồn khác nhau, trộn lại và kết nối lại thành cách của riêng bạn - tôi xin nhắc lại 3 từ “của riêng bạn”, nghĩa là nó phải đúng với niềm tin của bạn, trải nghiệm của bạn, tầm nhìn của bạn, … Khi bạn tìm ra một thứ gì đó mới thì hãy lưu nó lại ở trong kho chứa của bạn và sau đó viết theo cách của bạn. Hãy là người tổng hợp và làm cho mọi thứ rõ ràng để mọi người có thể hiểu. Hay nói cách khác, âm thầm tìm cách giải quyết vấn đề của riêng bạn và sau đó chia sẻ giải pháp rộng rãi.
- Viết bản thảo đầu tiên không cần theo quy luật nào cả (sau đó bạn có thể chỉnh sửa lại sau).
- Công bố bản thảo đầu tiên đó một cách nhanh nhất, bởi vì những điều tuyệt vời sẽ đến khi bạn viết lại nó. Ngay cả khi bạn viết sai, hãy cứ viết và hoàn thành bản đầu tiên. Chỉ khi đó, khi bạn có một bản đầu tiên không hoàn hảo, bạn mới biết mình cần sửa cái gì.
- Không phải là viết ra những nội dung hoàn hảo, mà lại viết ra nhiều nhất có thể và tìm ra thứ mà mọi người thích và tạo ra nhiều nội dung đó nữa.
- Luôn luôn viết như bạn đang nói chuyện với một người khách hàng hoàn hảo của bạn. Hãy cố gắng tránh việc nói với nhiều người và cố gắng viết như đang nói với nhiều người.
- Tìm ra chủ đích đằng sau việc viết lách (xác định xem mong muốn của bạn khi bạn viết ra những nội dung hấp dẫn)
- Cá nhân hóa nội dung của bạn (chủ yếu là giọng điệu viết phải giống con người, nói chuyện với khán giả của bạn giống như bạn đang nói chuyện với họ)
- Kể một câu chuyện (tương tác với khán giả của bạn thông qua những câu chuyện, kể những câu chuyện thú vị hoặc truyền cảm hứng)
- Chia sẻ những số liệu thống kê và con số (thêm những số liệu, con số, họ sẽ tin tưởng hơn vào nội dung của bạn)
- Sử dụng những ẩn dụ (sử dụng ẩn dụ và cụm từ để truyền đạt các chi tiết mà bạn đang thảo luận)
- Hỏi khán giả của bạn (hỏi khán giả của bạn những câu hỏi tò mò, xem họ thích điều gì để viết những nội dung tương tự về chủ đề đó)
- Thể hiện sự so sánh (khiến cho nội dung của bạn trở nên thú vị bằng cách tạo ra sự so sánh giữa hai thành tố (thế giới mới và thế giới cũ, ném đá vào kẻ thù…)
- Từ vựng mạnh mẽ (nội dung hấp dẫn đến từ việc chọn lựa từ ngữ cẩn thận, sử dụng những từ ngữ tạo ra ấn tượng mạnh với khán giả của bạn)